Có nên làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường đang là câu hỏi nhận được rất nhiều quan tâm. Theo các chuyên gia nha khoa gần đây nhất thì người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể có thể thực hiện làm răng Implant.
Tuy nhiên, quy trình cấy ghép Implant sẽ khắt khe hơn bình thường rất nhiều vì sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục. Đòi hỏi các Bác sỹ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm đã từng cấy ghép răng cho người bị tiểu đường. Chế độ chăm sóc răng sau khi phẫu thuật cũng cần được chú ý chăm sóc hơn nhiều so với những người bình thường.
Có nên làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường
Làm răng implant cho người bệnh tiểu đường là một điều khó khăn nhưng không phải là không thể thực hiện được. Tiểu đường là căn bệnh bệnh phổ biến hiện nay, người bị mắc bệnh tiểu đường có lượng đường huyết trong máu không ổn định, bất cứ một vết thương nào trên cơ thể cũng cần nhiều thời gian để hồi phục.
Chính vì vậy trồng răng Implant là một điều khó khăn đối với những người bệnh tiểu đường. Hơn nữa kỹ thuật trồng răng Implant khá khó nên đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khoẻ thật tốt cũng như tâm lý vững vàng để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.
Với quá trình làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường, các Bác sĩ phải thực hiện chọc nướu và cấy ghép răng dẫn đến việc xảy ra những vết thương ngoài da là điều không mong muốn. Những vết thương đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là vấn đề khá nghiêm trọng, bởi vì những vết thương rất khó phục hồi phải cần một thời gian mới có thể hồi phục.
Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường có lượng đường huyết lúc cao lúc thấp không ổn định, lượng đường huyết trong máu không cân bằng khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng. Gây ra nhiều biến chứng không thể tránh được như: khả năng tích hợp của trụ Implant với xương hàm kém dẫn đến răng không cố định vững chắc, dễ lung lay và không khôi phục được chức năng như với răng thật.
Bên cạnh đó, những vết thương dễ bị nhiễm khuẩn nếu chăm sóc vệ sinh không cẩn thận, sẽ tác động rất lớn lên trụ Implant, xảy ra những biến chứng ngoài mong muốn.
Quy trình làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường
Quy trình làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường phải được tiến hành theo đúng quy trình và tuân thủ nghiêm ngặt theo từng bước sau đây:
- Bước 1: Khám kiểm tra sức khoẻ tổng quát, chụp X-quang để khảo sát tình trạng mật độ xương hàm, chỉ số đường huyết trong máu bệnh nhân có đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant không. Nếu đường huyết bệnh nhân không ổn định nằm ngoài tiêu chuẩn cần phải điều trị một thời gian.
- Bước 2: Nếu lượng đường máu của người bệnh đạt 7 – 10 mmol/lít thì Bác sĩ có thể tiến hành cuộc phẫu thuật cấy ghép trụ Implant ngay khi đủ điều kiện về sức khoẻ. Quy trình phẫu thuật khá phức tạp yêu cầu các Bác sĩ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao mới thực hiện được, đảm bảo tỉ lệ thành công.
- Bước 3: Bác sĩ hẹn gặp bệnh nhân để tiến hành lấy chỉ sau phẫu thuật khoảng 7 – 10 ngày.
- Bước 4: Lấy dấu răng hàm để chế tạo mão răng thật phục vụ quá trình gắn răng lên trụ Implant.
- Bước 5: Bác sĩ gắn chốt Abutment và mão sứ tạm thời cho bệnh nhân, đánh giá độ tương thích của trụ Implant và can thiệp lần cuối.
- Bước 6: Chính thức gắn mão sứ thật lên chân trụ cho bệnh nhân và hoàn tất quá trình cấy ghép Implant.
Lưu ý sau khi làm răng Implant cho người bệnh tiểu đường
Những lưu ý sau khi cấy ghép răng Implant là:
- Bệnh nhân tái khám theo đúng lịch hẹn của nha sĩ
- Trụ Implant sau khi cắm vào xương hàm vẫn đang rất yếu, nên tránh ăn những thực phẩm khô cứng, gây áp lực lớn khiến cho răng dễ bị vỡ, lung lay.
- Cần giữ gìn vệ sinh răng đúng cách, giúp tuổi thọ của răng được lâu dài.
- Trong trường hợp răng có vấn đề hay sự cố ngoài ý muốn cần đến phòng khám Nha khoa kịp thời để các bác sĩ có thể chữa trị hiệu quả.
- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Tóm lại, có nên làm răng Implant hay không tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ, cơ địa của bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, giúp các bệnh nhân có kết quả tối ưu nhất tiết kiệm thời gian, chi phí.