4 Lưu ý khi nhổ răng khôn của hàm dưới

Bạn đang muốn nhổ đi răng khôn của hàm dưới để giảm đau nhức và phòng tránh các biến chứng. Tuy nhiên, bạn đang lo lắng liệu rằng nhổ răng khôn có xảy ra những biến chứng không? Bài viết sau đây sẽ hỗ trợ những thông tin cần thiết khi nhổ răng khôn hàm dưới.

1. Nhổ răng khôn hàm dưới nguy hiểm không?

Bạn có thể gặp một số rủi ro nhất định khi nhổ răng khôn, tuy nhiên phần lớn đều thực hiện nhẹ nhàng và thành công. Tuy nhiên, có một vài điều đáng lưu ý trước khi thực hiện nhổ răng khôn:
1. Vị trí của răng khôn: Nếu răng khôn hàm dưới mọc thẳng hướng và không tạo áp lực lên răng bên cạnh, không gây đau đớn hoặc không làm bít tắc, thì không nên nhổ.
2. Vấn đề liên quan đến răng: Trong một vài trường hợp, răng khôn có thể gây đau đớn, nhiễm trùng nướu, xâm lấn răng lân cận hoặc gây áp lực lên răng kế cận. Việc nhổ răng khôn lúc này là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm tiềm tàng.
3. Quyết định của nha sĩ: Đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá hiện trạng răng miệng của bạn, cân nhắc các tùy chọn nhổ răng và đưa ra quyết định cuối cùng.

2. Nguy cơ khi nhổ răng khôn hàm dưới:

Đau đớn và viêm nhiễm:

  • Đau sau phẫu thuật: Sau khi nhổ răng khôn của hàm dưới, có thể gặp đau và khó chịu trong vài ngày.
  • Viêm nhiễm: Nếu không chăm sóc vết mổ đúng cách, có thể gây đau, sưng, nhiễm trùng, viêm nhiễm.

Chảy máu và hậu quả sau phẫu thuật:

  • Chảy máu: Một số trường hợp có thể gặp vấn đề về chảy máu sau khi nhổ răng khôn.
  • Cảm giác tê liệt: Có thể cảm thấy tê liệt tạm thời do tác động của thuốc gây tê.

3. Nhổ răng khôn của hàm dưới khi nào cần nhổ?

Nhổ răng khôn ở hàm dưới cần phải nhổ bỏ khi: mọc lệch lạc và gây ra các bệnh lý về răng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp niềng răng để cải thiện răng hô, thưa, lệch lạc, . . cũng phải nhổ răng khôn theo phác đồ chỉnh nha của bác sĩ để có không gian cho răng di chuyển, tạo thuận tiện cho việc điều trị.

4. Các vấn đề có thể gặp nếu không nhổ răng khôn hàm dưới kịp thời.

Nhổ răng khôn của hàm dưới không hề đảm nhận chức năng nhai, việc không nhổ răng khôn khi chúng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra các biến chứng như:
Sâu răng: Vì răng khôn mọc sau cùng trên cung hàm nên việc làm vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Đồ ăn dễ dàng còn đọng lại, tích tụ vi khuẩn gây sâu răng, khiến bệnh nhân phải chịu đựng đau nhức cùng nguy cơ nhiễm trùng nướu.
Viêm nha chu: Răng khôn tuy mọc thẳng nhưng có hình dạng khác thường khiến đồ ăn bám. Thời gian lâu vùng răng này sẽ bị nhiễm trùng làm viêm nha chu và những răng kế cận.
Răng khôn ở hàm dưới có lợi trùm và bị viêm: Răng khôn gặp tình trạng lợi trùm do thức ăn thừa bám ở kẽ giữa lợi và răng mà khó làm sạch. Vi khuẩn từ đó sẽ có thể để phát triển nhanh chóng, kết quả là lợi bị viêm. Dấu hiệu của nhiễm trùng lợi là viêm sưng tấy bao bọc quanh vùng răng khôn hàm dưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *